Thứ nhất, vợt đắt là vợt tốt
Đây được xem là quan niệm từ xưa của người Việt ta, tiền nào của nấy, đồ càng đắt thì chất lượng càng tốt. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả đều đúng.
Giá vợt bóng bàn đắt hay rẻ phụ thuộc vào nguyên vật liệu sản xuất, tiền công đoạn, tiền hãng sản xuất, sản phẩm độc quyền, thương hiệu độc quyền,… Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi mua tránh mắc phải sai lầm này.
Khi bắt đầu chơi bóng bàn, ngoài việc nắm vững cách chơi cơ bản, tìm hiểu về giá các loại vợt cũng không được bỏ qua. Tốt nhất là nghe tư vấn từ những người có kinh nghiệm chơi bóng bàn để có lựa chọn chính xác nhất.
Thứ hai, vợt càng nảy càng tốt
Loại cốt vợt này thích hợp với lối đánh tấn công để áp đảo đối phương nhưng nếu không biết cách cảm nhận bóng sẽ dễ dàng bị thua cuộc.
Vợt càng nảy thì mặt vợt càng cứng, đòi hỏi kỹ thuật cảm nhận bóng tốt hơn.
Không phải cứ cốt càng nảy thì đánh tốt mà bạn phải hiểu rõ lối đánh của mình, bản chất của từng loại vợt để sở hữu chiếc vợt ưng ý nhất.
Thứ ba, thông số vợt càng cao càng tốt
Tùy từng nhà sản xuất khác nhau mà hệ thống thông số cũng khác nhau. Vấn đề cốt lõi ở đây là xác định lối đánh của bạn để lựa chọn vợt bóng bàn sao cho phù hợp.
Một số thông số cốt vợt bạn có thể thấy trên mặt vợt bóng bàn đó là: DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến cốt vợt nhanh nhất (OFF+).
Cụ thể:
Cốt vợt bóng bàn OFF là cứng nhất, ALL là loại cốt vợt mềm hơn và DEF là mềm nhất.
Một số loại gỗ và vật liệu thông dụng hiện nay:
Gỗ Yellow Aningre: có độ kiểm soát rất tuyệt, cảm giác mềm, phù hợp với trường phái công thủ toàn diện (all-round).
Chất liệu phụ gia Carbon: nhằm gia tăng tốc độ.
Chất liệu phụ gia Arylate: nhằm mở rộng vùng hồng tâm chuẩn xác trên mặt vợt.
Gỗ Ayous: có trọng lượng nhẹ, chắc thịt, phù hợp lối đánh đôi công cận bàn rất xuất sắc.
Gỗ Koto: thường dùng ở lớp ngoài cùng để tăng độ cứng và độ nảy.
Gỗ Bass: phổ biến nhất vì giá thành thấp và có độ kiểm soát cao.
Gỗ Limba: cảm giác mềm, bám bóng và độ kiểm soát cao, là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Âu ưa chuộng kỹ thuật giật bóng xa bàn.
Gỗ Cypress (còn gọi là Hinoki): là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Á ưa chuộng kỹ thuật tấn công nhanh, cảm giác mềm, tốc độ khá cao.
Gỗ Planchonello: thường dùng ở lớp ngoài, để tăng tốc độ bóng, hỗ trợ trường phái tấn công “bạo lực”.
4. Chọn cốt vợt có ảnh hưởng đến lối chơi?
Người chơi phòng thủ thường ưa thích cốt vợt có mặt lớn hơn do họ muốn tận dụng tối đa khu vực Sweet spot lớn. Trong khi đó, người chơi tấn công thì lại ưa thích mặt cốt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí.
Độ nặng, nhẹ của cốt vợt phụ thuộc rất lớn vào chất liệu cấu thành cũng sự sắp xếp phối trộn giữa các lớp cốt.
Cốt vợt càng nặng, càng làm giảm độ nhanh nhạy của những cú giao bóng. Những bạn mới chơi lên chuyên nghiệp cũng nên chọn loại cốt vợt này, những cú ra bóng tuy không nhanh nhưng mạnh hơn, nhiều lực dồn hơn nhờ trọng lượng của nó.
Với lối đánh phòng thủ, bạn cũng nên chọn loại cốt vợt nặng này. Bạn sẽ tập trung cản phá những lượt tấn công của đối thủ. Tuy rằng tốc độ chậm nhưng chắc chắn.
Cốt vợt nhẹ sẽ phù hợp với những bạn có lối đánh tấn công, Nó sẽ tạo được cho bạn những cú đánh nhanh, mạnh và xoáy sâu, đưa bạn vào thế áp đảo đối phương.
Các hãng sản xuất cốt vợt bóng bàn thường sử dụng thêm các chất phụ gia để nâng cao chất lượng của cốt vợt.
Để mua được một chiếc vợt bóng bàn phù hợp, bạn không nên vội vàng hay chọn theo cảm giác của mình. Hãy tìm hiểu trước ở nhà và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm chơi bóng bàn sau đó đến cửa hàng thể thao nhờ nhân viên tư vấn cụ thể.
Do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng như trải qua nhiều công đoạn để sản phẩm đến được tay người sử dụng không ít trường hợp cốt vợt bị cong, vênh. Do đó, điều đầu tiên khi đi mua vợt là bạn nên quan sát, kiểm tra mặt vợt có phẳng, mịn hay không.
Cách kiểm tra đơn giản nhất là đặt mặt cốt vợt lên mặt kính hoặc mặt bàn phẳng nếu nhìn thấy bập bênh thì loại ngay.
Vợt bóng bàn có kích thước và độ dày khác nhau thế nhưng phần cốt vợt bóng bàn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn: phẳng và cứng. Trọng lượng và độ dày của cốt vợt thường có tỉ lệ thuận với nhau, cốt nặng thì dày và cốt nhẹ thì mỏng.
Về cơ bản nên mua vợt có trọng lượng lớn và độ dày trong phạm vi sai số mà nhà sản xuất đưa ra. Nếu bạn gặp phải cốt vợt quá nhẹ hay quá nặng đều có những sai số so với thiết kế ban đầu mà các hãng sản xuất đưa ra.
Nếu còn thắc mắc về việc chọn cốt vợt bóng bàn hãy nhắn tin ngay cho bongbangiatot.vn để chúng mình giải đáp ngay cho bạn nhé.
Leave a Reply